Thật khó có thể nghĩ đến nhà văn nào khác được yêu thích rộng rãi như Toni Morrison. Công việc của bà thật ấn tượng, tài sản thừa kế của bà nhiều đến khó tin, và bà sẵn sàng tiết lộ thành công của mình bất cứ khi nào có cơ hội. Bà cũng có nhiều năm giảng dạy tại trường Princeton, và tôi nghĩ là không có vấn đề gì khi cho rằng bà biết một vài điều về việc nuôi dưỡng những tâm hồn tươi trẻ. Với những tài năng của bà thì tôi đã viện ra một cái cớ không mấy thuyết phục là nhân ngày sinh nhật lần thứ 88 và cũng là ngày Tổng thống (một dấu hiệu chăng?) để xem lại các cuộc phỏng vấn và bài phát biểu của bà và tìm hiểu những gì bà nghĩ về viết lách. Tôi đã nhấn mạnh những kiến thức của bà tại bài biết dưới đây.
1. Viết những gì bạn muốn đọc.
Tôi viết cuốn sách đầu tiên bởi vì tôi muốn đọc nó. Tôi đã nghĩ rằng chưa có ai thực sự viết một cuốn sách về chủ đề dễ gây tổn thương và khó có thể miêu tả bằng câu chữ, một cuốn sách đề cập đến những cô bé da đen - một chủ đề mà chưa thực sự được nhắc đến trước đó. Không có ai từng viết về họ ngoại trừ việc coi họ là những con người lệ thuộc. Vì tôi không thể tìm thấy cuốn sách nào viết về những điều tôi đã đề cập phía trên, nên tôi đã rằng, “Được, vậy mình sẽ viết về nó và sau đó tôi đã viết”. Thực sự niềm yêu thích đọc sách đã đưa tôi đến với viết lách.
- Trích bài phỏng vấn năm 2014 trên NEA Arts Magazine -
2. Tìm ra điều bạn có thể làm tốt nhất
Tôi luôn nói với học sinh của mình rằng một trong những điều quan trọng nhất mà chúng cần biết đó là khi nào chúng giỏi nhất, theo cách đầy sáng tạo. Chúng cần tự hỏi chính mình, một căn phòng lý tưởng thì trông như thế nào? Ở đó sẽ có âm nhạc? Hay sự im lặng? Bên ngoài căn phòng là sự hỗn loạn hay thanh bình? Tôi cần làm gì để có thể kích thích trí tưởng tượng của mình?
- Trích bài phỏng vấn năm 1993 với Elissa Schappell trên tạp chí The Paris Review -
3. Tận dụng thế giới xung quanh bạn
Mọi thứ tôi nhìn thấy hoặc làm, thời tiết và nước, những tòa nhà...đều là những thứ thực sự có ích khi tôi viết. Như một thực đơn, một hộp dụng cụ lớn, và tôi có thể chọn cái tôi muốn. Khi tôi không viết, hoặc quan trọng hơn, khi tôi không không có ý tưởng gì để viết sách, tôi nhìn thấy sự hỗn độn, hỗn loạn, mất trật tự.
- Trích bài phỏng vấn năm 2009 với Pam Houston trên tạp chí O Magazine -
4. Hãy để các nhân vật tự nói về mình
Tôi thực sự cố gắng nghe những dòng ký ức của nhân vật, ngay cả khi họ là nhân vật phụ. Họ thực sự hiện hữu trong tâm trí của bạn khi bạn viết về họ, như những hồn ma hoặc những người đang sống. Tôi không miêu tả nhiều về họ, mà chỉ miêu tả những điểm chính. Bạn không nhất thiết phải biết họ cao bao nhiêu, bởi vì tôi không muốn người đọc thấy những gì tôi thấy. Giống như một đứa trẻ nghe radio. Như một người nghe, tôi sẽ thêm vào những chi tiết. Khi họ nói nó là “màu xanh”, tôi sẽ phải tìm ra xem nó là màu xanh gì. Hoặc khi họ nói là một con đường, tôi sẽ phải nhìn thấy con đường đó. Giống như là một người tham gia vào câu chuyện.
- Trích bài phỏng vấn năm 2014 với tạp chí NEA Arts Magazine -
5. Hãy cởi mở
Việc trở nên cởi mở - không phải là việc bạn tìm kiếm nó, không phải là xây dựng nên một thứ gì đó mà là mở lòng với những tình huống và niềm tin với những điều xảy đến trong tương lai. Nó lớn hơn nhiều so với nhận thức công khai hay khả năng hiểu biết hay khả năng sẵn có của bạn; nó chỉ đơn giản ở đâu đó ngoài kia và bạn phải sẵn sàng tiếp nhận nó.
- Trích bài phỏng vấn năm 2009 với Pam Houston trên tạp chí O Magazine -
6. Đừng đọc to những gì bạn viết cho đến khi nó được hoàn thành
Tôi không tin vào sự trình bày. Tôi có thể nhận được phản hồi về những điều làm tôi nghĩ công việc mình đã thành công trong khi nó không thực sự như vậy. Sự khó khăn của tôi khi viết (trong những khó khăn khác) là cố gắng trong yên lặng để viết cho những người đọc không bao giờ biết lắng nghe bất cứ điều gì. Bởi vì thế nên bây giờ, người ta phải xem xét rất cẩn thận ý nghĩa thực sự của giữa các từ. Những điều không được thể hiện ra. Cái nào là thước đo, cái nào là nhịp điệu...Vì vậy, những điều mà bạn không viết thường sẽ cho bạn sức mạnh để viết.
- Trích bài phỏng vấn năm 1993 với Elissa Schappell trên tạp chí The Paris Review -
7. Đừng than phiền
Tôi nghĩ một vài khía cạnh của viết lách có thể được dạy. Rõ ràng là bạn không thể mong chờ được dạy về tầm nhìn hay tài năng. Nhưng bạn có thể làm cho nó dễ dàng hơn với sự thoải mái…[Tự tin] không thể làm gì nhiều. Tôi rất không hài lòng về vấn đề này. Tôi nói với họ: Bạn phải làm điều này, tôi không muốn nghe than phiền về việc nó khó như thế nào. Oh, tôi không chịu được bất kỳ điều nào như vậy vì hầu hết những người đã từng viết đều chịu một sức ép cực kỳ lớn, bản thân tôi cũng vậy. Vì vậy việc than phiền về nó thật là lố bịch. Việc tôi có thể làm rất tốt mà tôi đã từng làm là chỉnh sửa. Tôi có thể dõi theo dòng suy nghĩ của họ, xem họ đang viết về điều gì, gợi ý cho họ một vài hướng viết. Tôi có thể làm điều đó và tôi làm nó rất tốt. Tôi thích đọc bản thảo.
- Trích bài phỏng vấn năm 1998 với Zia Jaffrey trên tạp chí Salon -
Đọc phần 1 thấy hay thì bạn đọc tiếp phần 2 tại đây
Comments