top of page
Writer's pictureTừ Đọc Đến Viết

Tại sao bạn không thể thay đổi và hoàn thiện mình hơn

Định kiến về bản thân Có lẽ bạn đã nghe nhiều về từ định kiến, nhưng có thể bạn chưa hoàn toàn chú ý đến từ này hay hiểu về nó một cách chi tiết. Định kiến được định nghĩa theo từ điển oxford là việc thích hoặc không thích một người, phong tục…, một cách vô lý, đặc biệt là khi định kiến đó dựa trên tôn giáo, chủng tộc và giới tính của họ… Mặc dù đây là định nghĩa mang tính cá nhân đối với toàn thể xã hội, nhưng định kiến cũng được hiểu là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể (wikipedia).


Nếu xét định kiến trong phạm vi cá nhân đối với chính bản thân cá nhân đó, chúng ta sẽ nhìn thấy mình cũng đang có những định kiến về chính bản thân mình. Mình cũng đã từng có những định kiến rất lớn về chính mình. Trước đây, mình vẫn luôn cho rằng mình là người hướng nội bởi ngại giao tiếp với người khác, nhưng lại nói nhiều khi ở cạnh những người đã quen biết hoặc những người mình cảm thấy thoải mái khi ở cùng. Chưa kịp hiểu rõ về người hướng nội là như thế nào, người hướng ngoại ra sao, nhưng mình đã mặc định mình là người hướng nội. Và chính vì gán cho mình chiếc mác đó mình mặc nhiên làm mọi việc với tâm thế vì mình là người hướng nội nên mình không thể đi làm công việc cần phải giao tiếp nhiều. Vì mình là người hướng nội, mình chỉ quen với môi trường đã thân thuộc, mình thích nghi chậm với môi trường mới, mình ngại thay đổi. Không chấp nhận mình Chính vì cứ nhìn nhận bản thân theo một lối mòn như vậy mà rốt cuộc mình không thể nào coi đó là một điểm chưa tốt để cải thiện nó. Mình cứ dựa vào cái cớ rằng mình là người hướng nội, rằng tính cách của mình là như vậy và mình không thể thay đổi được. Đó không phải lỗi của mình, đó là do sinh ra mình đã như vậy. Nếu cứ cố tình không chịu thừa nhận điểm yếu của bản thân thì dù có được chỉ dẫn nhiều đến thế nào đi nữa cuối cùng vẫn sẽ không thể thay đổi và hoàn thiện được. Hồi mới lên đại học, dù vẫn cho rằng mình là một người hướng nội nhưng lại tự ép bản thân tham gia vào các câu lạc bộ, cố gắng để trở thành leader. Nhưng rồi tất cả lại đâu vào đấy, mình lại co cụm vào thế giới riêng. Mãi sau này khi đi làm, nhận thấy nếu mình cứ mãi không thay đổi thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ tốt lên được. Phải quyết tâm gạt cho được sự cố chấp rằng mình không thể nào thay đổi được sang một bên để học hỏi và hoàn thiện mình hơn. Rồi dần chấp nhận điểm yếu là mình thực sự còn chưa bao giờ cố gắng để trò chuyện với người lạ mà toàn lảng tránh thì sao mà có thể giao tiếp tốt hơn được. Và một điều rõ ràng nữa là mình không có chủ đề gì để nói chuyện với họ nhưng mình đâu có tìm cách để cải thiện. Tưởng rằng sau khi đã vượt qua sự cố chấp của bản thân và chấp nhận rằng mình yếu ở đâu, mình sẽ lột xác hoàn toàn. Thế nhưng, tính cách và tư duy đã hình thành lâu ngày như vậy thì sao có thể ngày một ngày hai là thay đổi được ngay. Quyết tâm chưa đủ lớn, can đảm chưa đủ nhiều Vì cuộc đời vốn không phải là một đường thẳng dài vô tận, khi ta nhìn kỹ vào đường thẳng dài ấy sẽ nhìn thấy những chấm nhỏ, chấm nhỏ nối liền nhau. Chính vì cuộc đời là những chấm nhỏ như vậy nên rốt cuộc, cuộc đời là một cuộc hành trình chứ không phải một đích đến. Sẽ có lúc trong cuộc đời chúng ta đạt được một thành công và chạm đến một chấm thì ta cũng cần nghỉ ngơi để tiếp tục cuộc hành trình đến chấm tiếp theo. Chẳng ai là có thể duy trì bản thân luôn luôn hạnh phúc, luôn luôn vui vẻ, vì nếu có như vậy thì ta cũng chẳng thể trân trọng những cảm xúc ấy như nó vốn có. Ai cũng sẽ có những lúc “tụt mood” và không muốn làm gì cả, không muốn cố gắng nữa. Nhưng sau những lần như vậy sẽ có người đứng lên và sẽ có người muốn dừng lại, không cố gắng nữa. Thử nhìn vào những lần mình “tụt mood” ấy và tự hỏi rằng mình đã tốt lên chưa, rằng mình đã đủ quyết tâm, sự dũng cảm để làm việc đó đến cùng chưa. Nếu chưa thì hãy bắt đầu lại, tiếp tục cố gắng, quyết tâm hơn trước nữa để xem điều thay đổi gì, kết quả nào đang đợi mình ở phía trước. Nếu đã cảm thấy mình đã quá nỗ lực rồi thì hãy tự hỏi xem mình có còn định kiến nào về bản thân không và đã thực sự chấp nhận điều chưa tốt để nhìn thẳng vào đó và thay đổi chưa. Nếu bạn đã thấm 3 gợi ý trên thì điều duy nhất bạn cần làm bây giờ là: ĐỪNG LỪA DỐI MÌNH NỮA VÀ HÃY BẮT ĐẦU NGAY TẠI ĐÂY, NGAY LÚC NÀY. Nếu bạn đọc bài của mình và thấy triết lý, có phần sáo rỗng thì bạn đã đúng một phần rồi đấy. Vì đây chính là những tư tưởng mình học được trong cuốn Dám bị ghét, cuốn sách là cuộc đàm thoại giữa một người triết gia nghiên cứu về tâm lý học Adler và một chàng thanh niên nông nổi muốn đến để phản bác lại lời của người triết gia. Cho những bạn nào chưa biết thì Adler được mệnh danh là một trong ba gã khổng lồ lớn của tâm lý học hiện đại. Nếu bạn thấy sáo rỗng thì cũng đúng với bạn vì bạn đâu đã thực hiện nó triệt để để biết rằng nó thật sự sáo rỗng hay là không. Subscribe và xem review sách của mình tại đây: youtube.com/channel/UCethxsxAxkwDr-m1S1kiRUA

105 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page