8. Đừng viết những gì bạn biết
Có thể tôi sai về điều này, nhưng dường như rất nhiều tiểu thuyết, đặc biệt là những tiểu thuyết do người trẻ viết, họ viết rất nhiều về mình. Không phải là về ình yêu, cái chết và mọi thứ, mà về tình yêu của họ, về cái này, cái kia của họ. Còn tất cả những người còn lại trong tiểu thuyết chỉ là những nhân vật phụ.
Khi tôi dạy viết sáng tạo tại Princeton, [học sinh của tôi] toàn viết cuộc sống của họ những điều mà họ biết. Tôi luôn bắt đầu khóa học này bằng câu nói, “Đừng chú ý đến bất cứ điều gì về bạn”. Đầu tiên, là bởi vì bạn không biết gì cả, thứ hai là bởi vì tôi không muốn nghe bạn nói về tình yêu của bạn, bố mẹ của bạn, hay bạn bè của bạn. Hãy nghĩ về ai đó khác mà bạn không biết. Một người bồi bàn không mấy khi nói tiếng anh tại Rio Grande thì sao nhỉ? Hoặc là một Quý Bà tại Paris? Những thứ nằm ngoài khu vực họ sống. Hãy tưởng tượng và tạo ra những thứ đó. Đừng ghi lại hay sửa lại những sự kiện mà bạn đã từng trải qua. Tôi luôn luôn bị bất ngờ bởi hiệu quả của những gợi ý này. Họ luôn luôn thoát ra khỏi những suy nghĩ khuôn mẫu khi họ được phép tưởng tượng về những thứ nằm ngoài phạm vi cuộc sống của họ. Tôi nghĩ rằng đó là một bài luyện tập rất tốt cho họ. Kể cả khi họ viết tự truyện thì ít nhất họ cũng có thể liên tưởng mình như là một người lạ.
- Trích bài phỏng vấn năm 2014 với tạp chí NEA Arts -
9. Coi chừng làm việc quá sức
Tôi cần viết đi viết lại những [đoạn văn đó] bất cứ khi nào tôi có thể. Ý của tôi là tôi đã xem lại nó 6 lần, 7 lần, thậm chí 13 lần. Ranh giới giữa sửa việc sửa lại và không cần tốn sức vì những đoạn như vậy luôn luôn tồn tại, nhưng đơn giản là hãy làm việc hết sức. Có một điều quan trọng cần lưu ý là khi nào bạn đang tốn công tốn sức vào nó; vì nó có thể không đáng, nó cần bị loại bỏ.
- Trích bài phỏng vấn năm 1993 với Elissa Schappell trên tạp chí The Paris Review -
10. Đón nhận những thất bại
Với một nhà văn, thất bại chỉ đơn giản là một thông tin. Đó là thứ gì đó mà tôi đã sai khi viết, hoặc nó không chính xác và không rõ ràng. Tôi nhận ra thất bại - đó là điều quan trọng; có những người khác thì không - và tôi sửa chữa sai lầm, bởi vì những lỗi sai đó là dữ liệu, là thông tin, là kiến thức của những điều có thể sẽ không dùng được nếu tôi viết sai. Những lỗi sai đó sẽ được viết và chỉnh sửa lại.
Với những khiếm khuyết về cơ thể như thận, phổi, trái tim, nhưng ngoài những khiếm khuyết đó thì có những thứ khác có thể hoàn thiện được, những thứ mà chính bạn có thể cải thiện được mà không phải dựa vào ai khác. Nếu nó là thứ trong tầm tay bạn, thì khi đó bạn phải thật chú tâm vào nó, hơn là cảm thấy thất vọng, lo lắng hoặc xấu hổ. Những cảm xúc đó sẽ không giúp gì cho bạn. Nó cũng giống như khi bạn ở trong phòng thí nghiệm và thực hành các thí nghiệm với hóa chất và chuột, và thí nghiệm của bạn không hoạt động. Bạn không thể bỏ nó lại và chạy ra khỏi phòng thí nghiệm. Điều bạn sẽ làm là bạn phân tích quy trình và tìm ra chỗ sai, sau đó sửa lại. Nếu bạn nghĩ [viết] đơn thuần là thông tin, bạn có thể tiến gần hơn đến thành công.
- Trích bài phỏng vấn năm 2014 với tạp chí NEA Arts -
11. Học cách đọc và phê bình chính những gì bạn viết
Mọi người nói, tôi viết cho chính mình, và nó nghe có vẻ khủng khiếp và tự ái, nhưng xét trên một khía cạnh nào đó nếu bạn biết cách đọc những bài viết của chính mình, với giới hạn phê bình cần thiết - nó sẽ giúp bạn trở thành một nhà văn và biên tập viên giỏi hơn. Khi tôi dạy về viết sáng tạo, tôi luôn nói về cách học để đọc chính những gì bạn viết; Ý của tôi không phải là bạn thích thú với những bài viết của bạn vì bạn là người viết chúng. Ý của tôi là hãy quên nó đi và đọc như thể đó là lần đầu tiên bạn từng nhìn thấy nó. Hãy xem lại nó theo cách đó. Đừng để mình tham gia vào bất kỳ câu văn ly kỳ nào của bạn.
- Trích bài phỏng vấn năm 1993 với Elissa Schappell trên tạp chí The Paris Review -
12. Hãy làm tốt nhất với những gì mà bạn có
Tôi có một thói quen viết lý tưởng mà tôi chưa từng trải nghiệm trước đây, đó là chín ngày chỉ ở nhà viết mà không ra khỏi nhà cũng không nghe điện thoại. Và với một khoảng không gian - một khoảng không nơi tôi đặt một chiếc bàn lớn. Tôi sẽ hoàn thành phần viết ở bất cứ khoảng không gian nào nhỏ giống như vậy (cô ấy đang đề cập đến một khoảng không gian nhỏ ở trên cái bàn rộng của cô ấy), và tôi không thể rời khỏi đó khi chưa viết xong. Tôi nhớ về chiếc bàn nhỏ nơi Emily Dickinson viết và tôi đã cười thầm khi nghĩ về nó, nó thật đáng yêu khi cô ấy ở đó. Những đó là tất cả những gì chúng ta có: chỉ một khoảng không gian nhỏ và bất cứ hệ thống đơn từ nào mà dù bạn có xoá nó đi - cuộc sống, tài liệu, thư từ, yêu cầu, thư mời, hoá đơn bao nhiêu lần thì nó vẫn tiếp tục quay trở lại. Tôi không thể viết thường xuyên. Hầu như tôi chưa bao giờ có thể làm thế bởi vì tôi luôn có khoảng 5 đến 9 công việc đang chờ. Tôi phải viết vội vào những khoảng thời gian đó, hoặc dành cuối tuần và trước khi bình minh ló rạng để viết...
Tôi cố gắng vượt qua không chỉ những yêu cầu về không gian để nhường chỗ cho kỷ luật, để khi có gì cần phải viết ngay, thứ gì nhìn thấy được và hiểu được, hoặc thứ gì đó như là một phép ẩn dụ đủ lớn, thì tôi sẽ để mọi thứ sang một bên và chỉ viết trong một khoảng thời gian dài.
- Trích bài phỏng vấn năm 1993 với Elissa Schappell trên tạp chí The Paris Review -
Đọc phần 1 tại đây
Comments