Bạn không quyết định được cách người khác “nhìn” bạn, bạn chỉ có thể quyết định được cách bạn “nhìn” chính mình
Chiếc xe trở một câu lạc bộ thể thao của một trường trung học đi tham gia một giải đấu quan trọng. Trên đường đến giải đấu này thì bị một chiếc xe rác bất ngờ đâm phải, khiến 1 học sinh trong trường trung học này ra đi mãi mãi, và một cô bé tên “Jessica” mất đi chân phải của mình. Và đó là cuốn sách Đường đua của những giấc mơ - câu chuyện về hành trình “chữa lành” đôi chân và tâm hồn của một cô bé học sinh lớp 11, một cô bé sinh ra để CHẠY.
“Có thể bẩm sinh bạn đã có khả năng nào đó. Hoặc cũng có thể là do lựa chọn. Tôi chỉ biết rằng đối với tôi, chạy cũng giống như việc ăn uống và hít thở, là điều tôi luôn làm, và không có nó, tôi cảm thấy khổ sở.
Ngột ngạt.
Việc mất một chân giống như phải học cách hít thở không khí qua các lỗ chân lông vậy.
Chẳng hiểu sao tôi đã sống sót qua chuyện đó, nhưng mỗi hơi thở đều rất đau đớn.”
Mới là học sinh trung học với cả tương lai phía trước nhưng Jessica đã phải đối mặt với một biến cố cuộc đời có thể tước đi hi vọng của bất kỳ ai gặp phải. Phần đầu câu chuyện, mình dường như cảm nhận được những diễn biến tâm lý rất chân thật từ Jessica, như thể chính tác giả đã là người trải qua biến cố ấy. Sự tiếc nuối và giận dữ với chính mình và những người xung quanh vì giờ đây cô đã không còn lành lăn. Sự ghen tị với cô bạn thân vì lúc bấy giờ cô mới để ý đến đôi chân dám nắng, thon gọn của bạn mình. Sự sợ hãi và tự ti khi vì sự khác biệt của mình. Dù đó không phải lỗi của Jessica, nhưng dường như cô phải gánh chịu nó đầy đau đớn.
Tuy nhiên, phải nói rằng chính vì đây là một cuốn sách hư cấu mong muốn mang đến hi vọng cho người khuyết tật, nên mạch chuyện dần diễn tiến theo hướng phi thực hơn. Dù rằng đây sẽ là điểm sáng hi vọng cho người đọc cuốn sách nhưng cũng khiến cho những cảm xúc có phần nào trở nên xa lạ. Đó không còn là một câu chuyện về một cô bé Jessica nào đó thực sự bị mất đi đôi chân nữa, đó đã trở thành câu chuyện về một cô bé Jessica ở trong truyện.
Để có một cuốn sách viết về người khuyết tật lột bỏ được phần nào cảm xúc của người trong cuộc, hẳn tác giả đã phải dày công nghiên cứu và tiếp xúc trực tiếp với những người có hoàn cảnh tương tự như Jessica. Trong truyện bạn sẽ phần nào hiểu được cách một người khuyết tật quay lại đối diện với cuộc sống hàng ngày.
Cuốn sách cũng có nhiều điểm sáng đáng chú ý như là thông điệp mà tác giả muốn truyền tải:
“Để mọi người nhìn nhận chính họ, chứ không phải hoàn cảnh của họ.” Trong câu chuyện có một cô bé bị căn bệnh bại não, và phải ngồi xe lăn, nhưng bất chấp hoàn cảnh của mình cô bé vẫn vô cùng chăm chí và rất giỏi môn toán. Cô bé ấy đã nói với Jessica rằng: “Em muốn mọi người nhìn nhận chính em, chứ không phải hoàn cảnh của em”.
Có nhiều cách để có thể đóng góp cho những hoàn cảnh khó khăn và đó không hẳn là tiền, đó là nhận thức. Jessica đã giúp thay đổi nhận thức của mọi người về người khuyến tật và về hoàn cảnh của họ, để nhìn nhận họ là chính họ chứ không phải những người có hoàn cảnh ngặt nghèo.
Nếu bạn muốn hiểu thêm về người khuyết tật, đặc biệt là những người bị tại nạn và mất đi một phần cơ thể thì cuốn sách này thực sự sẽ giúp bạn có một góc nhìn và một nhận thức rất khác về họ.
Subscribe và xem review sách của mình tại đây: youtube.com/channel/UCethxsxAxkwDr-m1S1kiRUA
Comments