Không ai có thể xây được một ngôi trường chỉ bằng một cây bút chì.
Nhưng nếu có khát khao mạnh mẽ có chiếc bút chì đầu tiên sẽ có chiếc bút chì thứ hai và nhiều chiếc bút chì nữa.
Và từ câu chuyện về chiếc bút chì, nhiều trẻ em đã được đến trường, đó là câu chuyện về “The promise of a pencil (POP)”.
“Bút chì hứa hẹn nuôi ý định trở thành một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu xây dựng các ngôi trường tiểu học ở những khu vực đói nghèo tại các quốc gia đang phát triển… Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng giáo dục là công cụ uy lực nhất trong cuộc chiến đẩy lùi đói nghèo và bệnh tật, và điểm có tác động mạnh mẽ nhất là ở cấp giáo dục tiểu học, nơi mà chỉ cần đặt một cây bút chì vào tay một đứa trẻ cũng đã là bước đầu tiên hướng tới việc mở ra triển vọng cho các em tự trao quyền cho mình và có một cuộc sống có chất lượng cao hơn.”
Cuốn sách là hành trình của chính tác giả Adam Braun một chàng trai mới 25 tuổi, người mà sau này đã biến 25 đô la đầu tiên trong tài khoản ngân hàng của mình thành 250 ngôi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với một niềm tin và khát khao mãnh liệt về việc tạo ra những điều tốt đẹp cho cộng đồng, Adam đã bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất. Cũng có những lúc anh đắn đo về những cơ hội có một sự nghiệp huy hoàng, nhưng sau tất cả anh luôn đặt tổ chức POP lên hàng đầu. Vậy điều gì khiến chàng trai này lại làm nên điều kỳ diệu tuyệt vời như vậy.
“Xin phép là hỏi xin sự khước từ” không chỉ đến với cơ hội đầu tiên để biến ước mơ thành hiện bằng một lời “xin phép”, Adam đã gần như biến nó thành một lời đề nghị cho đối phương thấy được sự quyết tâm mạnh mẽ của anh.
“Khi tôn vinh người khác ta sẽ thấy hạnh phúc” chúng ta vẫn thường nghe câu muốn đi nhanh hãy hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng đồng đội và trong trường hợp của POP, Adam đã tận dụng tốt những điều này. Anh không những luôn tìm kiếm những người đồng đội “siêu đẳng” để gia nhập POP mà còn rất biết cách giữ chân họ.
“Đừng bao giờ chấp nhận câu trả lời “không” từ một người có thể nói “có”” khi đề nghị một sự giúp đỡ từ ai đó, mà nhận được câu trả lời không như mong muốn hãy thử xem xét lại đề nghị của mình và người mình đang gửi đi lời đề xuất. Vì biết đâu sẽ có một cơ hội khác mà bạn không ngờ tới.
“Thừa nhận thất bại” đây là việc khó khăn, không chỉ với những người đang gánh trên vai trách nhiệm. Nó còn đặc biệt khó khăn khi một người trở nên thành công hơn. Chính vì thế mình rất ngưỡng mộ và tôn trọng tác giả vì đã dám thừa nhận sự sai lầm của mình, nhìn thẳng vào vấn đề và cải thiện nó. Mình thấy đây là một hành động vô cùng dũng cảm.
“Khi những bài trình bày này được thực hiện trực tiếp trước một người, điều quan trọng là ta phải biết đối phương quan tâm đến điều gì nhất.” Việc nắm bắt được tâm lý và mối quan tâm trong mỗi người không phải là một công việc dễ dàng. Nhưng tin vui là việc này có thể luyện tập được bằng cách tìm hiểu về người đó trước khi gặp, quan sát và lắng nghe.
“Thay lời nói để đổi giá trị” Đôi khi những lời giới thiệu đầu tiên có thể trở thành ấn tượng không mấy tốt đẹp, thế nhưng thay vì tức giận hay buồn bã việc cần làm hơn đó là cải thiện lời nói để có thể tạo ra giá trị hơn cả mong đợi. Và Adam đã quyết định không gọi tổ chức của mình là “Phi lợi nhuận” nữa, thay vì thế anh đã gọi việc tổ chức của anh làm là “vì mục đích cao cả”. Sự thay đổi này tưởng chừng như nhỏ, nhưng anh đã dần thay đổi cách nhìn của các tổ chức vì lợi nhuận về POP và kêu gọi được nhiều lời tài trợ cho POP.
Sẽ có rất nhiều điều tuyệt vời ý nghĩa khác bạn có thể cảm nhận được khi đọc “Lời hứa về một cây bút chì”, đặc biệt là những bạn đang làm công tác xã hội, hoặc đang nhen nhóm ý định thành lập một dự án, tổ chức vì cộng đồng. Bạn sẽ được truyền cảm hứng, được học hỏi và hơn hết được xúc động với “Lời hứa về một cây bút chì”.
コメント