top of page
Writer's pictureTừ Đọc Đến Viết

Ác nhân

Cuối cùng ai mới thực sự là Ác nhân

Đọc xong cuốn này được mấy hôm rồi mà hôm nay mới ngồi viết được cảm xúc chắc trôi tuột đi mấy phần rồi.

Thắc mắc đầu tiên là không hiểu sao cuốn sách này được liệt vào thể loại trinh thám vì ngoài việc có một vụ án xảy ra, cảnh sát có xuất hiện thì không có yếu tố nào mình thấy có thể cho đây là thể loại trinh thám.

Điều thích nhất chắc là tên sách, cảm thấy chẳng có cái tên nào khác có thể hợp với cuốn này hơn. “Ác nhân” là ai?

Người kể là một người đứng ngoài cuộc, nên câu chuyện phần nào sẽ được nhìn nhận dưới góc nhìn trung lập hơn, tuy nhiên vẫn thấy rõ sự thiên vị dành cho “Ác nhân”. Mạch truyện ban đầu khá dài dòng, “Ác nhân” chưa lộ bản chất thật sự mà vẫn ở trạng thái lơ lửng chưa nhìn rõ mặt thật. Nhưng chỉ đến khoảng giữa truyện khi “Ác nhân” được tiếp nhận một loại cảm xúc mới, niềm hạnh phúc, sự khao khát được trân trọng thì dần dần nội tâm mới được thể hiện nhiều hơn. Ác nhân thật sự cũng dần xuất hiện.

Cảm xúc rõ ràng nhất khi đọc xong cuốn này là thấy tội nghiệp cho “Ác nhân” kẻ mang trong mình nỗi đau bị bỏ rơi, rồi hắn cứ bấu víu vào nỗi đau ấy mà sống cho nên mới có chuyện khi gặp được người giúp hắn giải thoát khỏi nỗi đau ấy thì đã quá muộn. Đến cuối cùng hắn vẫn chọn cho mình cái kết cô độc, chắc vì sống lâu với loại cảm xúc đấy rồi thành ra không thoát ra được. (đây là suy nghĩ của mình thôi). Còn thì đấy cũng là cái kết chẳng thể khác cho một nhân vật được xây dựng với hình ảnh “Ác nhân” ngay từ đầu.

Đoạn cảm thấy ấn tượng và nhẹ nhõm nhất là khi bố của nạn nhân đi tìm và giết ác nhân thật sự quay trở về nhà (ông đã k giết ác nhân) ông thấy vợ mình đang mở lại tiệm còn cắt tóc cho một khách hàng, điều mà trước đây không bao giờ bà chịu làm. Cảm giác đây là điểm sáng lớn nhất trong truyện, như là người ta đi cả đoạn đường hầm dài chỉ để đọc được đoạn này.



10 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page